Mặc dù giá Yến sào cứ ngày càng tăng lên nhưng vẫn không làm giảm nhu cầu thị trường cho mặt hàng này. Người Trung Quốc và Đông Nam Á ăn yến sào đã hàng thế kỷ nay. Họ tin rằng ăn Yến sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho da, sức sống và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng những thành phần dinh dưỡng có trong Yến sào cũng có thể tìm thấy trong một số thực phẩm rẻ khác. Những cuộc tranh luận về vấn đề này đã diễn ra nhiều năm.
Các tác giả bài báo tổng hợp lại những nghiên cứu khoa học và lâm sàng về tác dụng của Yến sào trên phương diện những hợp chất hoạt tính sinh học và tính chất dược lý để làm rõ những lợi ích sức khỏe mà Yến sào mang lại cho người sử dụng.
Giá trị dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học của Yến sào
Thành phần chính của yến sào là glycoprotein. Các báo cáo cho rằng hàm lượng protein thô trung bình trong glycoprotein của yến sào nằm trong khoảng 50 – 65%. Protein là thành phần dinh dưỡng chính rất quan trọng đối với các chức năng trao đổi chất, sửa chữa và tái tạo các mô cơ thể. Marcone (2005) báo cáo rằng hàm lượng carbohydrate của yến sào là 27,26%. Theo Kathan và Weekks (1969), thành phần carbohydrate trong yến sào bao gồm 9% axit sialic, 7,2% galactosamine, 5,3% glucosamine, 16,9% galactose và 0,7% fructose.
Axit sialic là hợp chất hoạt tính sinh học chính của Yến sào. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo tác dụng dược lý của axit sialic đối với sức khỏe con người. Có báo cáo cho rằng ăn yến sào giống như bổ sung glucosamine để chống lại sự thoái hóa sụn và làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm khớp. Galactose và fucose rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, thông tin liên lạc của các tế bào và chúng có đặc tính kháng khuẩn.
Có 18 loại axit amin, bao gồm tám loại axit amin thiết yếu là phenylalanine, valine, thronine, trpytophan, isoleucine, methionine, lysine và leucine. Yến sào cung cấp tất cả các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là sự phát triển và tái tạo tế bào. Đây là lý do tại sao nhiều người ở các nhóm tuổi khác nhau đều dùng Yến sào, bao gồm cả bệnh nhân sau phẫu thuật và phụ nữ trong khi mang thai hoặc sau khi sinh em bé.
Các axit amin thiết yếu, cụ thể là lysine và tryptophan thường không có nguồn gốc từ protein thực vật. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng axit aspartic và serine là các axit amin chính được tìm thấy trong Yến sào. Axit aspartic tan trong nước và serine có tác dụng chữa lành da, là đặc tính quan trọng đối với việc sản xuất năng lượng tế bào, điều hòa chức năng tế bào và tạo ra hệ thống miễn dịch bằng cách tổng hợp globulin miễn dịch và kháng thể.
Kỳ 2: Tác dụng dược lý của Yến sào (còn tiếp…)
Tham khảo những sản phẩm yến sào chất lượng trên 30 năm của công ty Hải Nam: https://www.yensaohainam.com.vn/san-pham-moi
Lược dịch từ bài báo khoa học “Các thành phần hoạt tính sinh học và tính chất dược lý của Yến sào” (“Bioactive Components and Pharmacological Properites of Edible Bird’s nest”).
Tác giả: Sue-Siang Teh (Đại học Tunku Abdul Rahman) và Zheng Feei Ma (Đại học Xi’an Jiaotong-Liverpool)